Trong những năm gần đây, bảo mật đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp lớn nhỏ, cũng như trở thành nỗi ám ảnh với các chuyên gia bởi sự nguy hiểm mà tội phạm mạng công nghệ cao. Việc giao tiếp email là điều thường nhật nhưng không nhiều người quan tâm đến tính bảo mật và sự riêng tư của những thông tin được trao đổi. Hiện nay, có năm hệ thống email sau được đánh giá là an toàn, có thể bảo vệ người dùng tốt trong quá trình sử dụng.
Secumail là hệ thống email bảo mật đầu tiên trên thế giới ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI và đã được Gartner chứng nhận. Dịch vụ email này có hệ thống máy chủ được đặt tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam giúp đảm bảo tốc độ gửi nhận mail cho người dùng trên toàn thế giới.
Bên cạnh khả năng kiểm tra và ngăn chặn các email chứa virus, ransomware hay các URL độc hại, hệ thống còn hỗ trợ người dùng các tính năng như thu hồi email đã gửi và gửi tệp đính kèm dung lượng tối đa 10GB. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng như người dùng cá nhân có thể đăng ký sử dụng miễn phí các tính năng bảo mật trên với 5GB dung lượng.
Secumail đã được sử dụng khá nhiều ở một số quốc gia khác như: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Tại Việt Nam, dịch vụ này đang dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, với những khác biệt kể trên, đây chắc chắn sẽ là giải pháp được tin dùng của rất nhiều người nhằm bảo vệ dữ liệu quý giá và đảm bảo sự riêng tư của mình.
2. Protonmail
Đây là dịch vụ email khá có tiếng trên thế giới đến từ Thuỵ Sĩ với toàn bộ hạ tầng được đặt tại đây, được xem là hệ thống mail mà chính phủ các nước sẽ không thể truy cập hay yêu cầu cung cấp thông tin.
Một trong những điểm nổi bật nhất của hệ thống này là tính năng mã hoá từ đầu đến cuối nội dung email và thậm chí ngay cả Protonmail cũng không thể giải mã được nó. Việc này giúp hạn chế việc đánh cắp thông tin. Ngoài ra, Protonmail còn có các ưu điểm khác thân thiện với người dùng như có ứng dụng hỗ trợ trên iOS và Android, hoàn toàn là mã nguồn mở.
Bên cạnh đó, mức giá của sản phẩm vào khoảng 5 EUR mỗi tháng với dung lượng 5 GB, không quá đắt cho một dịch vụ chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký dùng thử dịch vụ này với 500MB đi kèm với đó là sẽ bị hạn chế một số tính năng. Có lẽ hạn chế duy nhất đối với người dùng Việt Nam là việc máy chủ của hệ thống được đặt tại Thuỵ Sĩ, thời gian gửi nhận mail trong nước sẽ có thể sẽ bị trì hoãn nếu như tốc độ mạng gặp vấn đề.
Hệ thống email này được mã hoá từ đầu đến cuối bằng tính năng mã hoá công khai Open PGP, vì thế người dùng hoàn toàn chủ động trong việc kiểm soát vấn đề này. Đồng thời khi bạn cài mã bảo mật trên máy tính cá nhân, máy chủ của Mailence sẽ lưu lại dữ liệu đó.
Ngoài việc là một hệ thống email an toàn, Mailfeance còn tích hợp một số ứng dụng tiện lợi khác như lịch, danh bạ... nhưng điểm đáng tiếc nhất có thể nói đến là hệ thống vẫn chưa có các phiên bản dành cho thiết bị di động.
Người dùng chủ yếu sử dụng máy tính để trao đổi thông tin hoàn toàn có thể đăng ký sử dụng miễn phí dịch vụ với 500MB dung lượng.
4. Tutanota
Đây là dịch vụ email mã nguồn mở và miễn phí trong việc mã hoá email với dung lượng khá thấp, chỉ 1 GB. Tương tự như Mailfence, người dùng hoàn toàn chủ động trong việc thiết lập tính năng mã hoá nội dung email. Người dùng có thể chủ động thiết lập tính năng mã hoá với việc thiết lập mật khẩu để khoá nội dung email. Và với việc này, người nhận sẽ không thể xem chủ đề hay tệp đính kèm.
Hệ thống cũng hỗ trợ ứng dụng cho thiết bị di động trên iOS và Android.
5. Posteo
Posteo là dịch vụ email đến từ Đức tập trung vào đặc điểm riêng tư của người dùng. Nhưng khác với các dịch vụ kể trên, hệ thống này không hỗ trợ miễn phí mà bạn phải chi mức giá 1 EUR mỗi tháng với dung lượng 2 GB có hỗ trợ POP3 và IMAP.
Một điểm đáng chú ý là hệ thống có xác thực 2 yếu tố, ngăn chặn các truy cập trái phép từ bên ngoài. Bên cạnh đó, bằng cách trả phí, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tài khoản nặc danh.
Nguồn tin: sohoa vnexpress
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn