CEO Facebook nên nghe lời Steve Jobs năm 2010 về quyền riêng tư

Thứ hai - 02/04/2018 04:53
Có lẽ nhà sáng lập Facebook nên lắng nghe lời nhắc nhở của Steve Jobs 8 năm trước, để bây giờ không phải đối mặt với sự chỉ trích nặng nề về quyền bảo mật và riêng tư.
CEO Facebook nên nghe lời Steve Jobs năm 2010 về quyền riêng tư

Các nhà điều hành đang đau đầu với những phản ứng của hàng triệu người dùng sau khi biết rằng thông tin cá nhân không được bảo mật.

Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành, Mark Zuckerberg đã dòng trạng thái xin lỗi và xuất hiện trên sóng truyền hình để giải thích cách Facebook giải quyết vấn đề.

Steve Jobs đưa ra nhận xét về vấn đề quyền riêng tư trong buổi hội thảo có Mark Zuckerberg.

Đáng lẽ Zuckerberg nên lưu ý lời nhắc nhở của Steve Jobs vào năm 2010. Năm đó, mạng xã hội Facebook chỉ mới có khoảng 500 triệu người dùng. Jobs đã nhận xét về ý nghĩa quyền riêng tư tại buổi hội thảo AllThingsD của Wall Street Journal và Zuckerberg đang ngồi ở hàng ghế khán giả.

Nhà báo Walt Mossberg đã hỏi Jobs ông ấy nghĩ gì trước những vấn đề bảo mật của Facebook và quan niệm về quyền riêng tư ở thung lũng Silicon. Lúc ấy, Facebook đang phải thay đổi cách quản lý bảo mật sau khi trang này bị chỉ trích là ép buộc người dùng dữ liệu. Còn Google thì đang thu thập thông tin truy cập mạng không dây của từng cá nhân.

“Thung lũng Silicon không phải là thể thống nhất. Chúng tôi (Apple) có quan niệm về quyền riêng tư rất khác với một số đồng nghiệp ở đây”, Jobs trả lời.

Apple luôn cố gắng cảnh báo với người dùng về các ứng dụng đang theo dõi họ và nhắc họ tắt nó đi nếu họ không muốn. Người kế nhiệm của ông, Tim Cook, vẫn giữ vững quan niệm này.

Mossberg tiếp tục hỏi Jobs rằng điều này có áp dụng với chính các sản phẩm của Apple không?

 

"Quyền riêng tư có nghĩa là mọi người cần được báo họ đang đăng ký cho cái gì, một cách dễ hiểu và lặp lại nhiều lần. Tôi là người lạc quan. Tôi tin rằng con người thông minh. Một số người muốn nhiều hơn những người khác. Vì vậy, luôn luôn hỏi người dùng và bảo đảm rằng họ biết chính xác dữ liệu của họ sẽ được dùng làm gì”, nhà sáng lập Apple trả lời.

Suốt thời gian Facebook hoạt động, Zuckerberg đã phải liên tục đối mặt với những lời chỉ trích về cách xử lý dữ liệu người dùng. Năm 2007, Facebook phải xin lỗi khi theo dõi người dùng. Năm 2010, website gặp vấn đề về bảo mật và trang phải thay đổi cài đặt.

Từ đó đến nay, Facebook vẫn bị cho là theo dõi sát sao những gì người dùng quan tâm, và gần nhất là scandal khiến Mark Zuckerberg phải đứng ra xin lỗi.

Nếu công ty thẳng thắn rằng các nhà phát triển có thể bán thông tin lấy được từ Facebook cho những bên thứ 3, có lẽ mọi thứ đã không rắc rối như bây giờ.

“Rất nhiều người ở thung lũng Silicon nghĩ rằng chúng tôi quá cổ hủ trong vấn đề này. Có thể là họ đúng nhưng vấn đề này thực sự làm chúng tôi lo lắng”, Jobs nói trong buổi tọa đàm.

Lúc đó, Mark Zuckerberg ở bên dưới, nhưng không thấm lời của Steve Jobs. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hotline: 0908.611.641
Chat Facebook
Hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây